Trong số 16 cửa ô Hà Nội xưa, người ta chỉ còn nhớ 5 cửa ô, gồm: Ô Quan Chưởng (gần chợ Đồng Xuân), Ô Đống Mác (quận Hai Bà Trưng), Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền (cắt ngang phố Huế) và Ô Cầu Giấy (bắc qua sông Tô). Thế nhưng, trong 5 cửa ô ấy, cũng chỉ còn Ô Quan Chưởng tồn tại với thời gian.
“Bất biến giữa dòng đời vạn biến”
Một người bạn tôi kể rằng lúc còn nhỏ anh thường cùng ông bạn nối khố đi lang thang khắp khu phố cổ. Từ Hàng Đường nhà anh, ngang qua chợ Đồng Xuân, vòng qua vườn hoa Hàng Đậu, rẽ về Ô Quan Chưởng
Ngày ấy đường phố Hà Nội rộng rãi, mát mẻ, chỉ có lơ thơ vài chiếc xe đạp. Nhiều năm đã trôi đi, anh bạn tôi giờ đã lang bạt nơi xứ người, Hà Nội bây giờ cũng không thể đi bộ nghênh ngang dưới lòng đường được nữa.
Thế nhưng, mỗi khi có dịp về cố hương, anh vẫn phóng xe qua Ô Quan Chưởng chỉ để lẳng lặng ngắm nhìn. Với anh, vạn vật ở mảnh đất Hà Nội đều có thể đổi thay, chỉ trừ nơi này vẫn bất biến…

Ô Quan Chưởng là một trong 16 cửa ô của kinh thành Thăng Long xưa
Trong tâm trí người Hà Nội vẫn in sâu một Ô Quan Chưởng trong tranh của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái: một cửa ô được xếp thành từ những viên gạch nâu thô mộc phủ đầy rêu xanh in hằn trong ánh hoàng hôn sẫm màu…
Ô Quan Chưởng, hay còn gọi là ô Đông Hà, tên chữ Đông Hà Môn, là một trong 16 cửa ô còn sót lại của kinh thành Thăng Long xưa.
Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông của La Thành (tòa thành đất bao quanh kinh thành Thăng Long thời đó). Được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) triều vua Lê Hiến Tông, đến năm Gia Long thứ ba (1817), ô Quan Chưởng được xây dựng lại và giữ nguyên kiến trúc cho đến ngày nay.
Điều làm cho Ô Quan Chưởng nổi tiếng hơn hết thảy các cửa ô còn lại vì đây là cửa ô duy nhất còn giữ được khá nguyên vẹn cho tới ngày nay.
Nếu không có nó, chúng ta chỉ có thể vận dụng trí tưởng tượng để vẽ nên một cửa ô dựa trên những tư liệu lịch sử, văn học ít ỏi.

Kiến trúc của Ô Quan Chưởng được giữ nguyên từ đời vua Gia Long nhà Nguyễn đến nay
Tra cứu lại lịch sử thì hầu như chỉ có một đoạn văn duy nhất mô tả một cửa ô của kinh thành Thăng Long, nằm trong cuốn “Thượng Kinh Ký Sự” của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Ngày 12 tháng Giêng năm Cảnh Hưng 43 (1782), Lê Hữu Trác nhận được lệnh của chúa Trịnh Sâm triệu về kinh chữa bệnh cho thái tử Trịnh Cán.
Ngang qua một cửa ô (phỏng đoán là ô Thịnh Quang, tức là Ô Chợ Dừa ngày nay), ông ghi lại: “Đi qua cửa Vũ Quan vào thành. Chỉ thấy một cái thành đất không cao lắm. Bên cạnh là một cái tường nhỏ, trên mặt tường là đường xe ngựa đi, ở mé ngoài là hàng rào tre kín mít. Dưới chân tường là hào sâu. Trong hào thả chông xem ra rất kiên cố. Thành có ba vọng canh, nơi nào cũng có lính sắp hàng, gươm súng sáng quắc”.
Nét kiến trúc độc đáo của riêng Hà thành
Trước đây, cửa Ô Quan Chưởng có hai cổng lớn làm bằng gỗ dày, ban đêm lính canh đóng cửa thành và mở ra buổi sớm cho người dân qua lại, buôn bán.
Cổng được xây vòm tò vò rộng, phía trên nóc cửa chính có vọng lâu được canh gác và kiểm soát cẩn mật để giữ an ninh cho khu phố buôn bán bên trong.
Hiện cửa ô còn nguyên lối tam quan với cửa chính và hai cửa phụ hai bên; ngang lối đi giữa cổng có một tấm bia đá gắn vào tường mé trong, khắc tờ sức của Hà Ninh Tổng đốc Hoàng Diệu và Tuần phủ Hà Nội Hoàng Hữu Xứng đề năm Mậu Dần 1878 cấm lính canh gác sách nhiễu nhân dân; trên cửa lớn có ba chữ Hán có nghĩa là Đông Hà Môn.

Trong tâm trí người Hà Nội, ô Quan Chưởng thâm trầm, thô mộc in đậm nét thời gian
Vậy tại sao cái tên Ô Quan Chưởng dân dã lại phổ biến hơn tên gốc Ô Đông Hà? Tương truyền tên gọi Ô Quan Chưởng bắt nguồn từ sự kiện xảy ra vào năm Tự Đức thứ 26, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội vào ngày 20-11-1873, có một viên quan chưởng cơ người Bắc Ninh cùng nghĩa quân đã chống trả quyết liệt.
Song do lực lượng quá chênh lệch, ông thất thủ ở Gia Lâm, bị quân Pháp giải về Hà Nội chém đầu và đem bêu đầu bên bờ sông Cái phía trước cửa ô Đông Hà.
Vì tiếc thương người chưởng cơ anh hùng, nhân dân quanh vùng đã đặt tên mới là ô Quan Chưởng, tên cũ ô Đông Hà dần dần bị lãng quên.

Dường như Ô Quan Chưởng bất biến giữa dòng đời
Sau khi chiếm đóng Hà Nội, người Pháp đã cho phá bỏ các công trình cũ quanh thành thị để mở rộng khu phố mới.
Tới ô Quan Chưởng, thì vấp phải sự phản đối dữ dội của nhân dân ở đây và ông cai tổng Đồng Xuân lúc đó là Đào Đăng Chiểu (1845-1916), người làng Khúc Thủy (Hà Đông) nên cửa ô này được giữ lại, nhờ vậy mà lưu giữ được một nét kiến trúc độc đáo mà chỉ riêng Hà Nội mới có.
Bat bien O Quan Chuong
Trong so 16 cua o Ha Noi xua, nguoi ta chi con nho 5 cua o, gom: O Quan Chuỏng (gan cho Dong Xuan), O Dóng Mác (quan Hai Ba Trung), O Chọ Dùa, O Càu Dèn (cat ngang pho Hue) và O Càu Giáy (bac qua song To). The nhung, trong 5 cua o ay, cung chi con O Quan Chuong ton tai voi thoi gian.
“Bat bien giua dong doi van bien”
Mot nguoi ban toi ke rang luc con nho anh thuong cung ong ban noi kho di lang thang khap khu pho co. Tu Hang Duong nha anh, ngang qua cho Dong Xuan, vong qua vuon hoa Hang Dau, re ve O Quan Chuong
Ngay ay duong pho Ha Noi rong rai, mat me, chi co lo tho vai chiec xe dap. Nhieu nam da troi di, anh ban toi gio da lang bat noi xu nguoi, Ha Noi bay gio cung khong the di bo nghenh ngang duoi long duong duoc nua.
The nhung, moi khi co dip ve co huong, anh van phong xe qua O Quan Chuong chi de lang lang ngam nhin. Voi anh, van vat o manh dat Ha Noi deu co the doi thay, chi tru noi nay van bat bien…

O Quan Chuong la mot trong 16 cua o cua kinh thanh Thang Long xua
Trong tam tri nguoi Ha Noi van in sau mot O Quan Chuong trong tranh cua co hoa si Bui Xuan Phai: mot cua o duoc xep thanh tu nhung vien gach nau tho moc phu day reu xanh in han trong anh hoang hon sam mau…
O Quan Chuong, hay con goi la o Dong Ha, ten chu Dong Ha Mon, la mot trong 16 cua o con sot lai cua kinh thanh Thang Long xua.
O Quan Chuong nam o phia Dong cua La Thanh (toa thanh dat bao quanh kinh thanh Thang Long thoi do). Duoc xay dung vao nam Canh Hung thu 10 (1749) trieu vua Le Hien Tong, den nam Gia Long thu ba (1817), o Quan Chuong duoc xay dung lai va giu nguyen kien truc cho den ngay nay.
Dieu lam cho O Quan Chuong noi tieng hon het thay cac cua o con lai vi day la cua o duy nhat con giu duoc kha nguyen ven cho toi ngay nay.
Neu khong co no, chung ta chi co the van dung tri tuong tuong de ve nen mot cua o dua tren nhung tu lieu lich su, van hoc it oi.

Kien truc cua O Quan Chuong duoc giu nguyen tu doi vua Gia Long nha Nguyen den nay
Tra cuu lai lich su thi hau nhu chi co mot doan van duy nhat mo ta mot cua o cua kinh thanh Thang Long, nam trong cuon “Thuong Kinh Ky Su” cua Hai Thuong Lan Ong Le Huu Trac.
Ngay 12 thang Gieng nam Canh Hung 43 (1782), Le Huu Trac nhan duoc lenh cua chua Trinh Sam trieu ve kinh chua benh cho thai tu Trinh Can.
Ngang qua mot cua o (phong doan la o Thinh Quang, tuc la O Cho Dua ngay nay), ong ghi lai: “Di qua cua Vu Quan vao thanh. Chi thay mot cai thanh dat khong cao lam. Ben canh la mot cai tuong nho, tren mat tuong la duong xe ngua di, o me ngoai la hang rao tre kin mit. Duoi chan tuong la hao sau. Trong hao tha chong xem ra rat kien co. Thanh co ba vong canh, noi nao cung co linh sap hang, guom sung sang quac”.
Net kien truc doc dao cua rieng Ha thanh
Truoc day, cua O Quan Chuong co hai cong lon lam bang go day, ban dem linh canh dong cua thanh va mo ra buoi som cho nguoi dan qua lai, buon ban.
Cong duoc xay vom to vo rong, phia tren noc cua chinh co vong lau duoc canh gac va kiem soat can mat de giu an ninh cho khu pho buon ban ben trong.
Hien cua o con nguyen loi tam quan voi cua chinh va hai cua phu hai ben; ngang loi di giua cong co mot tam bia da gan vao tuong me trong, khac to suc cua Ha Ninh Tong doc Hoang Dieu va Tuan phu Ha Noi Hoang Huu Xung de nam Mau Dan 1878 cam linh canh gac sach nhieu nhan dan; tren cua lon co ba chu Han co nghia la Dong Ha Mon.

Trong tam tri nguoi Ha Noi, o Quan Chuong tham tram, tho moc in dam net thoi gian
Vay tai sao cai ten O Quan Chuong dan da lai pho bien hon ten goc O Dong Ha? Tuong truyen ten goi O Quan Chuong bat nguon tu su kien xay ra vao nam Tu Duc thu 26, khi thuc dan Phap danh thanh Ha Noi vao ngay 20-11-1873, co mot vien quan chuong co nguoi Bac Ninh cung nghia quan da chong tra quyet liet.
Song do luc luong qua chenh lech, ong that thu o Gia Lam, bi quan Phap giai ve Ha Noi chem dau va dem beu dau ben bo song Cai phia truoc cua o Dong Ha.
Vi tiec thuong nguoi chuong co anh hung, nhan dan quanh vung da dat ten moi la o Quan Chuong, ten cu o Dong Ha dan dan bi lang quen.

Duong nhu O Quan Chuong bat bien giua dong doi
Sau khi chiem dong Ha Noi, nguoi Phap da cho pha bo cac cong trinh cu quanh thanh thi de mo rong khu pho moi.
Toi o Quan Chuong, thi vap phai su phan doi du doi cua nhan dan o day va ong cai tong Dong Xuan luc do la Dao Dang Chieu (1845-1916), nguoi lang Khuc Thuy (Ha Dong) nen cua o nay duoc giu lai, nho vay ma luu giu duoc mot net kien truc doc dao ma chi rieng Ha Noi moi co.
Bất biến Ô Quan Chưởng
By Kinh Nghiệm Du Lịch
Trong số 16 cửa ô Hà Nội xưa, người ta chỉ còn nhớ 5 cửa ô, gồm: Ô Quan Chưởng (gần chợ Đồng Xuân), Ô Đống Mác (quận Hai Bà Trưng), Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền (cắt ngang phố Huế) và Ô Cầu Giấy (bắc qua sông Tô). Thế nhưng, trong 5 cửa ô ấy, cũng chỉ còn Ô Quan Chưởng tồn tại với thời gian.