Ngôi thành cổ rộng 16 hecta nằm ở góc đông bắc thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX. Trước khi diễn ra trận đánh khốc liệt kéo dài 81 ngày đêm vào mùa hè năm 1972, thành vẫn nguyên vẹn rồi sau đó gần như bị san phẳng, vùi lấp hàng vạn thi hài chiến sĩ trận vong. Ngày nay, thành cổ được bảo tồn như một chứng tích chiến tranh, một nghĩa trang không có nấm mồ và là một điểm đến của du lịch tâm linh.

Năm 1827, vua Minh Mạng cho xây thành trì kiên cố với tường thành cao hơn 9 mét, dưới chân dày 12 mét, xây bằng gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi và mật mía. Thành có 4 cửa; cửa tiền hướng nam, cửa hậu hướng bắc và hai cửa hữu, cửa tả quay về hướng tây, hướng đông. Trong ảnh, cửa tiền (hướng ra đường Lý Thái Tổ) bị sập hoàn toàn trong chiến tranh, nay là cửa duy nhất được xây mới và trở thành lối ra vào chính của thành cổ Quảng Trị.

Tường thành bao quanh hình vuông, bốn góc nhô ra thành bốn pháo đài cũng có hình vuông; bên ngoài thành có hào nước bao quanh. Trước năm 1972, trừ bờ hào phía bắc, ba phía còn lại đều bị nhà dân xây bít và lấn ra hào; ngày nay bốn mặt thành đều được thông thoáng, xây tường hào bao quanh sát chân thành và đường phố bên ngoài rất đẹp. Ảnh: góc thành về hướng đông nam.

Sau 81 ngày đêm bị vùi dập đạn bom (từ 28/6 đến 16/9/1972), chỉ còn một đoạn hơn chục mét tường thành sát cửa hậu (quay về hướng bắc) còn được bề cao hơn đầu người, cửa thành đổ sụp phần trên, vòm cửa ra vào vẫn nguyên. Trong ảnh, cửa hậu vẫn được giữ nguyên như sau chiến trang, các loại dây leo phủ kín bờ thành và vòm cửa.

Ở góc đông bắc bên trong thành có khu nhà lao giam giữ tù nhân chính trị do người Pháp xây dựng từ năm 1929 và tồn tại cho đến 1972. Ngoài các phòng giam bình thường, hầm đá là nơi biệt giam tù nhân trong điều kiện ác nghiệt nhất. Trong ảnh, hầm đá bị sập một góc cho thấy những ô biệt giam chật hẹp.

Trước năm 1972, người dân Quảng Trị không nói đến từ "thành cổ" (thật ra thành lũy nào cũng là kiến trúc cổ, nửa sau thế kỷ XX, các công sự phòng thủ không còn xây theo kiểu cũ). Chỉ từ trận chiến năm 1972, cái tên "Thành Cổ Quảng Trị" trở nên nổi tiếng như một nỗi hãi hùng về sự chết chóc. Mỗi tấc đất ở thành cổ đều có bom đạn và xác người. Trong ảnh, hào dọc theo bờ thành phiá đông, xa xa là đường dẫn vào cửa tả. Cũng cần phân biệt tên gọi di tích Thành cổ với Cổ Thành - nằm sát thị xã Quảng Trị, cách Thành cổ khoảng 1km - là tên một làng thuộc xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong.

Khu thành cổ là một phần của quần thể di tích Thành cổ và sông Thạch Hãn, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia của Việt Nam. Toàn bộ diện tích trong thành được xây dựng thành nơi yên nghỉ chung cho những người đã nằm trong lòng đất với nhiều cây xanh, đài tưởng niệm, bảo tàng...

Một đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh ở thành cổ được xây dựng ở vị trí trung tâm. Tượng đài hình tròn tượng trưng nấm mồ cho những người đã mất. Kiến trúc thể hiện thế lưỡng nghi, tầng trên là dương, dưới là âm có khoảng trống thông nhau.

Phía tây thành cổ, song song con đường từ cửa hữu của thành ra thẳng bờ sông Thạch Hãn ngày nay là một công viên, quảng trường rộng lớn, nối liền quần thể di tích Thành Cổ - sông Thạch Hãn; gồm các hạng mục chính như tháp chuông, nhà thả hoa đăng hai bên bờ sông.

Tháp chuông (ảnh) được khánh thành vào ngày 29-4-2007; chuông được đánh vào các ngày lễ, ngày rằm... vọng tưởng linh hồn các liệt sĩ. Quả chuông đồng có chiều cao 3,9 mét, đường kính 2,15 mét, trọng lượng gần 9 tấn, được treo trên tháp có chiều cao gần 10 mét.

Quảng trường Thành Cổ nối liền không gian giữa thành cổ với sông Thạch Hãn. Nơi đây có nhà tưởng niệm liệt sĩ nằm ven bờ hữu ngạn sông Thạch Hãn.

Đối diện với quảng trường thành cổ, bên bờ tây, tả ngạn sông Thạch Hãn cũng có nhà và bến thả hoa đăng.

Dòng sông Thạch Hãn, cũng là nơi hy sinh của không biết bao nhiêu chiến sĩ từ phía Nhan Biều, Ái Tử vượt sông để vào thành cổ chiến đấu. Vào các ngày lễ lớn hàng năm, đặc biệt vào Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), chính quyền địa phương tổ chức lễ thả đèn, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng niệm liệt sĩ đồng thời ở hai bên bờ sông.
Ve tham Thanh co Quang Tri
Ngoi thanh co rong 16 hecta nam o goc dong bac thi xa Quang Tri (tinh Quang Tri), xay dung tu nhung nam dau the ky XIX. Truoc khi dien ra tran danh khoc liet keo dai 81 ngay dem vao mua he nam 1972, thanh van nguyen ven roi sau do gan nhu bi san phang, vui lap hang van thi hai chien si tran vong. Ngay nay, thanh co duoc bao ton nhu mot chung tich chien tranh, mot nghia trang khong co nam mo va la mot diem den cua du lich tam linh.

Nam 1827, vua Minh Mang cho xay thanh tri kien co voi tuong thanh cao hon 9 met, duoi chan day 12 met, xay bang gach nung co lon; ket dinh bang voi va mat mia. Thanh co 4 cua; cua tien huong nam, cua hau huong bac va hai cua huu, cua ta quay ve huong tay, huong dong. Trong anh, cua tien (huong ra duong Ly Thai To) bi sap hoan toan trong chien tranh, nay la cua duy nhat duoc xay moi va tro thanh loi ra vao chinh cua thanh co Quang Tri.

Tuong thanh bao quanh hinh vuong, bon goc nho ra thanh bon phao dai cung co hinh vuong; ben ngoai thanh co hao nuoc bao quanh. Truoc nam 1972, tru bo hao phia bac, ba phia con lai deu bi nha dan xay bit va lan ra hao; ngay nay bon mat thanh deu duoc thong thoang, xay tuong hao bao quanh sat chan thanh va duong pho ben ngoai rat dep. Anh: goc thanh ve huong dong nam.

Sau 81 ngay dem bi vui dap dan bom (tu 28/6 den 16/9/1972), chi con mot doan hon chuc met tuong thanh sat cua hau (quay ve huong bac) con duoc be cao hon dau nguoi, cua thanh do sup phan tren, vom cua ra vao van nguyen. Trong anh, cua hau van duoc giu nguyen nhu sau chien trang, cac loai day leo phu kin bo thanh va vom cua.

O goc dong bac ben trong thanh co khu nha lao giam giu tu nhan chinh tri do nguoi Phap xay dung tu nam 1929 va ton tai cho den 1972. Ngoai cac phong giam binh thuong, ham da la noi biet giam tu nhan trong dieu kien ac nghiet nhat. Trong anh, ham da bi sap mot goc cho thay nhung o biet giam chat hep.

Truoc nam 1972, nguoi dan Quang Tri khong noi den tu "thanh co" (that ra thanh luy nao cung la kien truc co, nua sau the ky XX, cac cong su phong thu khong con xay theo kieu cu). Chi tu tran chien nam 1972, cai ten "Thanh Co Quang Tri" tro nen noi tieng nhu mot noi hai hung ve su chet choc. Moi tac dat o thanh co deu co bom dan va xac nguoi. Trong anh, hao doc theo bo thanh phia dong, xa xa la duong dan vao cua ta. Cung can phan biet ten goi di tich Thanh co voi Co Thanh - nam sat thi xa Quang Tri, cach Thanh co khoang 1km - la ten mot lang thuoc xa Trieu Thanh, huyen Trieu Phong.

Khu thanh co la mot phan cua quan the di tich Thanh co va song Thach Han, duoc xep hang di tich lich su quoc gia cua Viet Nam. Toan bo dien tich trong thanh duoc xay dung thanh noi yen nghi chung cho nhung nguoi da nam trong long dat voi nhieu cay xanh, dai tuong niem, bao tang...

Mot dai tuong niem liet si hy sinh o thanh co duoc xay dung o vi tri trung tam. Tuong dai hinh tron tuong trung nam mo cho nhung nguoi da mat. Kien truc the hien the luong nghi, tang tren la duong, duoi la am co khoang trong thong nhau.

Phia tay thanh co, song song con duong tu cua huu cua thanh ra thang bo song Thach Han ngay nay la mot cong vien, quang truong rong lon, noi lien quan the di tich Thanh Co - song Thach Han; gom cac hang muc chinh nhu thap chuong, nha tha hoa dang hai ben bo song.

Thap chuong (anh) duoc khanh thanh vao ngay 29-4-2007; chuong duoc danh vao cac ngay le, ngay ram... vong tuong linh hon cac liet si. Qua chuong dong co chieu cao 3,9 met, duong kinh 2,15 met, trong luong gan 9 tan, duoc treo tren thap co chieu cao gan 10 met.

Quang truong Thanh Co noi lien khong gian giua thanh co voi song Thach Han. Noi day co nha tuong niem liet si nam ven bo huu ngan song Thach Han.

Doi dien voi quang truong thanh co, ben bo tay, ta ngan song Thach Han cung co nha va ben tha hoa dang.

Dong song Thach Han, cung la noi hy sinh cua khong biet bao nhieu chien si tu phia Nhan Bieu, Ai Tu vuot song de vao thanh co chien dau. Vao cac ngay le lon hang nam, dac biet vao Ngay Thuong binh - Liet si (27/7), chinh quyen dia phuong to chuc le tha den, tha hoa tren song Thach Han de tuong niem liet si dong thoi o hai ben bo song.
Về thăm Thành cổ Quảng Trị
By Kinh Nghiệm Du Lịch
Ngôi thành cổ rộng 16 hecta nằm ở góc đông bắc thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX. Trước khi diễn ra trận đánh khốc liệt kéo dài 81 ngày đêm vào mùa hè năm 1972, thành vẫn nguyên vẹn rồi sau đó gần như bị san phẳng, vùi lấp hàng vạn thi hài chiến sĩ trận vong. Ngày nay, thành cổ được bảo tồn như một chứng tích chiến tranh, một nghĩa trang không có nấm mồ và là một điểm đến của du lịch tâm linh.