"Thác trời" là dòng thác gắn liền với những truyền thuyết kỳ lạ giữa núi rừng trùng điệp. Từ trên cao, nước ào ào đổ tràn xuống những tảng đá nằm hàng ngang, tung bọt trắng xóa, nương theo bờ dốc chảy xuống triền đá bên dưới biến thành ngọn thác khác uy vũ, mạnh mẽ như chính cái tên thiên giới ban tặng.
Chúng tôi rời Hà Nội đi Đà Nẵng bằng chuyến xe khách đêm thứ sáu, một trong những cách di chuyển hợp lý và ít tốn kém nhất cho một chuyến đi bụi cuối tuần. Chiếc xe chạy qua đèo Hải Vân khi mặt trời đã thức giấc, biển Lăng Cô mềm mại với cát trắng và sóng trào dưới chân dãy núi xanh rợp cỏ cây.
Nhổ neo từ tờ mờ sáng, chúng tôi xuất phát bằng tàu du lịch theo hướng đông để đón những tia nắng đầu tiên của ngày mới trên dòng sông Hậu. Ngắm cảnh bình minh hay cảnh mặt trời lặn lúc chiều tà là những giây phút thú vị pha chút lãng mạn trong những tour tham quan vùng châu thổ, sông nước Cửu Long hữu tình.
Tam Đảo, nơi có nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 21ºC, khí hậu mát mẻ, cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp, khách một lần đến không muốn về.
Chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội) được khởi dựng từ đời Lý Cao Tông (1176-1210) đã bị phá dỡ Nhà tổ và Gác khánh để xây lại mới trong những ngày cuối tháng 8 năm 2012 – thật quá đau xót cho một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Chúng tôi đến Pleiku trời vừa tối. Phố núi hôm nay lộng lẫy quá, đèn giăng khắp nơi, những kiến trúc vượt tầng trời... nhưng đi loanh quanh mãi vẫn không tìm lại được cái cảm giác rong chơi “phố núi cao, phố núi đầy sương, phố núi cây xanh trời thấp thật buồn, anh khách lạ đi lên đi xuống..." (*).
Cứ mỗi lần từ Hà Nội lên Lạng Sơn, ngang qua ải Chi Lăng (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng), trong tôi luôn dậy lên niềm cảm khái với lịch sử. Lời Bình Ngô đại cáo cứ vang lên hào sảng trong câu văn Nguyễn Trãi.
Next Trang 1 trên tổng số 55 trang.